Nguyên nhân, bối cảnh và sự chuẩn bị Trận_Hàm_Đan

Bạch Khởi chia quân đánh Triệu

Từ năm 262 TCN đến 260 TCN, hai nước chư hầuTriệuTần nổ ra chiến tranh, quân Tần dưới sự chỉ huy tuyệt với của Bạch Khởi đã phá tan quân Triệutrận Trường Bình[1][2], tàn sát hơn 400.000 quân Triệu trong một đêm[2].

Trận thua thảm ở Trường Bình đã làm kinh động toàn bộ nước Triệu. Nhân trận thắng đó, Bạch Khởi chia quân làm ba ngã tiến vào nhằm tiêu diệt nước Triệu, một cách do Bạch Khởi cầm đầu tiến giữ Thượng Đảng[3], uy hiếp thành Hàm Đan từ phía tây, cánh thứ hai do Vương Hột thống lãnh, tiến về phía đông chiếm Hạ Bì Lao[4] và Vũ An[5], trực tiếp uy hiếp Hàm Đan; còn cánh cuối cùng dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ngạnh tiến lên phía bắc, công đánh vào Thái Nguyên[6][7].

Tô Đại khuyên Phạm Thư lui quân

Trước sự tiến công của quân Tần, hai nước HànTriệu đều lo sợ, nhờ Tô Đại sang Tần thuyết phục tể tướng nước TầnPhạm Thư xin vua Tần lui binh, HànTriệu sẽ cầu hòa và thần phục Tần. Phạm Thư bèn khuyên Tần Chiêu vương rút quân với điều kiện Hàn phải cắt đất Ung[8]Triệu phải cắt sáu thành dâng cho Tần và vua Tần đồng ý. Sau Bạch Khởi biết được việc này, oán giận Phạm Thư. Hai bên xảy ra hiềm khích[7] với nhau.

Lời khuyên của Ngu Khanh

Trong khi Triệu Hiếu Thành vương đang chuẩn bị dâng sáu thành thì đại thần Ngu Khanh đến thuyết phục vua Triệu rằng nếu dâng sáu thành thì nước Tần không phải nhọc công cũng được đất, thì họ sẽ mạnh thêm[9], sau này Tần cũng sẽ ỷ thế để đòi thêm đất thì đất Triệu phải hết[10] và khuyên Triệu vương hối lộ năm thành cho nước Tề đã họ giúp mình, gia hảo với Sở, Ngụy để chuẩn bị chống quân Tần. Vua Triệu đồng ý, tích cực chuẩn bị kháng chiến và liên kết với các nước[11].

Lời khuyên của Bạch Khởi

Tần Chiêu vương thấy nước Triệu bội ước không dâng thành, lại chuẩn bị liên hợp đối phó mình, bèn chuẩn bị đánh Triệu. Tuy nhiên lúc đó đại tướng Bạch Khởi đang bị bệnh, Tần Chiêu vương đến hỏi thăm và hỏi về việc đánh Triệu. Bạch Khởi khuyên vua không nên đánh vì Triệu đã phòng bị kĩ, lại giao kết với các nước chống Tần, thế lực của họ mạnh không đánh được, chỉ nên ngoại giao mà thôi nhưng vua Tần không nghe[12].

Tháng 9 năm 259 TCN, Tần Chiêu vương sai Vương Lăng làm chủ tướng thống lĩnh quân đi đánh Triệu. Quân Tần nhanh chóng tiến vào Hàm Đan, kinh đô nước Triệu[13]. Trận chiến Hàm Đan bùng nổ.

Liên quan